văn


CHUYỆN THỜI CHẠNG VẠNG CỦA NHỮNG NIỀM TIN

“ Người sống trong khu dưỡng lão đường 75 nhìn ông Hoà Thanh như một kẻ bệnh tật khó tính. Ông sống ở phòng 304, ít ai thăm hỏi, trừ người đàn bà Mễ trong chương trình workfare được sở xã hội cắt cử tuần đôi ba lần đến dọn dẹp vệ sinh giúp ông, nhưng hai người không trò chuyện vì ông không biết tiếng Tây Ban Nha còn bà ta thì không thạo tiếng Anh...

CAO VI KHANH

Đọc tiếp

CÓ ĐIỀU GÌ ĐỂ NÓI THÊM

Sao cứ thấy áy náy khi cầm tập báo trên tay . Có điều gì lấn cấn muốn nói thêm, muốn phân trần ... Mà nói thêm điều gì nữa ? Bộ có gì quá đáng sao? Đám bạn đã quá tuổi “ngô sở tùng chi” bỗng có lúc nhớ trăng nhớ gió, hè nhau mà viết lách đôi điều cho kịp lúc còn trăng, kẻo thôi buồn lòng gió...

CAO VI KHANH

Đọc tiếp

ẢI NAM QUAN

Thuở mới cặp sách đến trường, học bài địa dư đầu đời bằng tiếng thầy sang sảng. Nước Việt Nam ta hình cong như chữ S, chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà mau. Câu địa lý vỡ lòng nghe thì nhẹ nhàng giản dị mà suy ra mới thấy trầm trọng từng chữ từng lời. Mỗi chữ mỗi lời là mỗi gánh nặng máu xương...

CAO VI KHANH

Đọc tiếp

ĐỌC LẠI THƠ TÌNH NGUYỄN TẪT NHIÊN

Năm 1992, khi còn đang ra sức ... làm mướn để kiếm ăn, nghe tin Nguyễn Tất Nhiên vừa tự ý thoát đi mà bỏ lại thân xác mình trong một chiếc xe đậu càng đâu đó ở Cali, tôi nhớ dường như có một chút gì động đậy trong tôi, y như vừa hụt một bước chân. Và một thoáng nghĩ ...

CAO VI KHANH

Đọc tiếp

CON GÁI

Hoàng Trúc Ly, người thi sĩ vai khoác áo-hào-hoa rất mực, không biết có lần hứng thú ra sao mà làm mấy câu thơ hào hoa quá mạng ...

Ô hay con gái bay nhiều quá. Hai cánh tay mềm như cánh chim

ông ta nói ông ta nằm chiêm bao...

CAO VI KHANH

Đọc tiếp

CÒN ĐÓ NHỮNG CON MẮT XANH

Khi nói về sự bất lực của văn chương trước những thúc bách của xả hội, Sartre đã giả sử đem quyển La Nausée đặt cạnh một đứa bé đang đói. Rồi từ chối giải Nobel. Sao ông ta không lãnh một triệu đô-la tiền thưởng mà đi mua gạo...

CAO VI KHANH

Đọc tiếp

MỘT THIÊN BẠC MỆNH

Năm Kiều 15 tuổi, tài sắc vẹn toàn, văn chương thi phú làu thông mà đặc biệt cái ngón đờn ca lại mùi mẩn tót chúng. Có điều không biết do đâu xúi bẩy mà âm nhạc nàng chọn chỉ toàn là mấy cung thương oán...

CAO VI KHANH

Đọc tiếp

THƯƠNG NHỚ HUYỀN TRÂN

Khi Huyền Trân gá thân lấy đất đâu biết mình vừa làm một cuộc hoán đổi quá sức dị thường. Sử không chép lại những cuộc thương-thuyết-mật đàm ngã giá nhùng nhẳng nhủng nhẳng ra sao.

Chỉ biết sau khi nàng bước xuống thuyển hoa vào Đồ Bàn thì lãnh thổ Đại Việt rộng thêm vài ngàn dặm vuông...

CAO VI KHANH

Đọc tiếp

FINDING NEVERLAND

Có lần em hỏi tôi người ta có thể sống thực trong một thế giới ảo. Câu hỏi vuột ra khỏi đôi môi cắn chỉ, băn khoăn như ngón tay nhỏ rụt rè, gỏ dọ dẫm lên cánh cửa đời đã đóng kín. Tôi không có câu trả lời. Em cũng không hỏi lại...

CAO VI KHANH

Đọc tiếp

THƯ, GỞI. THƠ, KHÔNG GỞI.

Từ tiền chiến, Nguyễn Xuân Sanh, người làm thơ tượng trưng đã viết một câu tượng trưng hết sẩy. Thư, gởi. Thơ, không gởi.

Thư, gởi. Thơ, không gởi. Năm chữ ngắn ngủi, cộc lốc, rạch ròi đủ tỏ ra cái vẻ dứt khoát, thẳng thừng, không có gì để bàn cải nữa. Thư, viết thì gởi...

CAO VI KHANH

Đọc tiếp